Sau khi đọc bài viết về điện nhẹ, chắc hẳn cũng đã hiểu được một hệ thống sơ bộ cần thiết. Vậy khi tiến hành thi công hệ thống điện nhẹ thì sẽ cần nắm những tiêu chuẩn gì? Quy trình lắp đặt hệ thống điện nhẹ như thế nào, bảng giá thi công hệ thống ra sao. Hãy cùng ANVGroup tìm hiểu sâu hơn về vấn đề qua bài viết này nhé!
1. Báo giá thi công hệ thống điện nhẹ
Thi công điện nhẹ chiếm một phần chi phí nhỏ của công trình. Tuy nhiên ở những công trình với quy mô và mục đích sử dụng khác nhau, nên sẽ có chi phí khác nhau.
Dưới đây là đơn giá thi công điện nhẹ tham khảo của một số chi tiết thi công trong công trình. Tuỳ vào từng hạng mục khác nhau sẽ đưa ra những mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo mức giác chung nhất để có góc nhìn tổng quan về công trình của mình.
Bảng giá thi công điện nhẹ (tham khảo)
Thi công điện nhẹ bao gồm nhiều thiết bị với chi phí và cách lắp đặt khác nhau. Ứng với từng công trình sẽ có những giải pháp chi tiết phù hợp. Dưới đây là một số hạng mục tiêu biểu cần lắp đặt trong tòa nhà khách sạn. Nếu bạn có bất kì vấn đề nào hãy liên hệ ngay với Anvgroup nhé!
2. Tiêu chuẩn lắp đặt thi công hệ thống điện nhẹ
Tính toán trong thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn khi thi công hệ thống điện nhẹ (Ảnh minh họa)
Bộ tiêu chuẩn công trình điện nhẹ
- Tiêu chuẩn TCN68 –153: 1995: về cống bể cáp và tủ đấu cáp – Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành. Áp dụng cho các loại cống, bể cáp và tủ đấu cáp viễn thông chôn ngầm, bao gồm cáp sợi đồng và cáp sợi quang.
- TCN68160:1996: về cáp sợi quang - yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành. Được áp dụng đối với các loại cáp sợi quang bao gồm cáp chôn trực tiếp, cáp kéo cống và cáp treo sử dụng trên mạng viễn thông Việt Nam.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2010/BTTTT về đặc tính điện/vật lý của các giao diện điện phân cấp số do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Quy chuẩn đối với các doanh nghiệp viễn thông thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong quá trình thoả thuận, kết nối mạng với các doanh nghiệp khác thông qua các giao diện điện phân cấp số.
- TCVN 6697-5:2009 (IEC 60268-5 : 2007) về Thiết bị của hệ thống âm thanh - Phần 5: Loa. Tiêu chuẩn do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E3 Thiết bị điện tử dân dụng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Áp dụng cho các loa của hệ thống âm thanh được coi là các phần tử hoàn toàn thụ động. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loa có lắp sẵn khuếch đại.
- TCVN 7189:2009: Thiết bị công nghệ thông tin – Đặc tính nhiễu tần số vô tuyến – Giới hạn và phương pháp đo. Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện là đơn vị biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là ITE). Đưa ra qui định đo mức tín hiệu giả phát ra từ ITE và qui định các giới hạn đối với dải tần số từ 9 kHz đến 400 GHz cho cả thiết bị loại A và loại B. Tại các tần số không qui định giới hạn thì không cần thực hiện phép đo. Mục đích là thiết lập các yêu cầu đồng nhất đối với mức nhiễu tần số vô tuyến của thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn, ấn định các giới hạn nhiễu, mô tả các phương pháp đo và tiêu chuẩn hóa các điều kiện làm việc cũng như thể hiện các kết quả.
- TCN TIA/EIA569: Tiêu chuẩn về Không gian & Đường cáp cho Tòa nhà Thương mại. Phân bố hệ thống ổ cắm trong các công trình. Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm chỉ định thiết kế bên trong và giữa các tòa nhà. Hỗ trợ môi trường truyền dây
Quy định về chất lượng các thiết bị và độ an toàn của hệ thống điện nhẹ. Căn cứ theo bộ quy chuẩn quốc gia về an toàn điện TCVN 3256. Thông qua bộ quy chuẩn trên có thể thấy rằng để đáp ứng yêu cầu của một hệ thống điện nhẹ tiêu chuẩn cần những yếu tố chính sau.
Tiêu chuẩn liên quan đến an toàn hệ thống và chất lượng của thiết bị
Thi công đảm bảo đúng tiêu chuẩn hệ thống điện nhẹ trong tòa nhà, khách sạn (Ảnh minh họa)
Tuân thủ theo phương án thiết kế, lắp đặt đã trao đổi hoàn chỉnh giữa bên thi công và chủ đầu tư. Mọi thiết bị, vật tư và các phương án lắp đặt phải tuân thủ bản thiết kế đã thống nhất.
- Thiết lập quy chuẩn thiết kế hệ thống điện nhẹ riêng đối với mới công trình riêng biệt. Bố trí hệ thống cần đảm bảo hài hòa tổng thể cả công trình với cấu trúc hệ thống thống nhất.
- Tránh chồng chéo chức năng thiết bị ảnh hưởng đến mỹ quan của công trình.
- Luôn đảm bảo an toàn lao động tối đa trong khâu lắp đặt thiết bị.
- Việc lắp đặt thiết bị phải đảm bảo tương thích khi có sự kết hợp với nhau.
- Đánh dấu các điểm nối của hệ thống dây truyền dẫn một cách chi tiết và rõ ràng nhất. Tránh trường hợp hỏng hóc gây chập cháy trong khi sử dụng. Xác định được điểm nối để kịp thời sửa chữa.
- Vận hành hiệu quả khi hoàn tất công trình. Đảm bảo vận hành thử trơn tru, thông suốt. Nhà thầu tiến hành kiểm tra lại và bàn giao để bên chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu công trình.
Tiêu chuẩn liên quan đến thẩm mỹ của công trình
Điện nhẹ là hệ thống cung cấp cho người dùng các tiện ích công nghệ đa năng và hiện đại như: hệ thống truyền hình, giải trí, mạng internet, camera an ninh, báo cháy tự động,...
- Bất kỳ hoạt động xây dựng nào luôn được thiết kế và thi công hệ thống điện nhẹ đảm bảo yếu tố kỹ thuật và thẩm mỹ. Những chi tiết nhỏ cũng ảnh hưởng đến tổng thể của cả công trình. Chính vì thế mà luôn chú trọng đến các tiêu chuẩn về mỹ quan công trình.
- Với nhiều chức năng nên sẽ có hiều thiết bị điện nhẹ được tích hợp. Chính vì vậy, cần tính toán logic. Cân bằng bố cục tổng thể trong không gian tòa nhà, khách sạn.
- Song hành với yếu tố thi công - thiết bị điện logic là việc các thiết bị có thể vận hành hiệu quả các tính năng vốn có của chúng. Giúp người dùng cảm thấy hài lòng hơn khi sử dụng dịch vụ.
3. Quy trình thi công hệ thống điện nhẹ
Dựa vào bản thiết kế hệ thống điện nhẹ trong thi công (Ảnh minh họa)
Lắp đặt thi công điện nhẹ thường phải tuân thủ tiêu chuẩn theo quy trình hoàn thiện từng phần. Thông thường sẽ trải qua 7 bước chính.
Bước 1: Bắt đầu thi công hệ thống điện âm tường
Chọn vị trí, kích thước phù hợp về chiều dài, chiều cao, để tiến hành cắt đúng vị trí đó.
Sau khi cắt, sẽ lắp ống điện
Đóng lưới tường ở những vị trí cắt tránh việc nứt ống tường về sau.
Xem xét, nghiệm thu đạt yêu cầu sẽ cố định và trát lại tường.
Bước 2: Thi công hệ thống âm sàn bê tông
Đánh dấu vị trí hộp nối trung gian trên sàn cốp pha sau khi hoàn tất cốp pha sàn.
Sau khi sàn lắp một lớp thép tiến hành đặt hộp nối vào vị trí đã đánh dấu và dùng ống điện liên kết lại. Tạo nên một đường ống dẫn điện nguồn cho các thiết bị.
Nghiệm thu hạng mục và tiến hành đổ bê tống sau khi đạt yêu cầu.
Lưu ý phải đảm bảo có người trực để kịp thời xử lý các sự cố như vỡ ống, mất liên kết,....
Bước 3: Bố trí và lắp đặt hệ thống máng cáp
Xác định độ cao và vị trí giá đỡ của máng
Gia công và lắp đặt máng vào các vị trí mặc định. Khoảng cách các giá đỡ tầm 1,3 -1,5 m
Dùng phụ kiện (tê, nối ren, chữ thập) để ghép nối các vị trí chia ngả 3 ngả 4 của hệ thống máng. Hạn chế làm ảnh hưởng đến cáp điện trong máng cáp.
Tạo hệ thống nối đất an toàn cho tuyến cáp bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng
Cuối cùng là lắp máng và tiến hành chỉnh sửa hoàn thiện.
Bước 4: Tiến hành thông ống điện và kéo dây
Dựa vào bản thiết kế và xác định độ dài của đường dây để tiến hành đi dây.
Tiến hành tháo lắp cốp pha sàn, luồn dây nilon vào ống điện
Kéo dây nguồn và điều khiển cho các thiết bị.
Cần chú ý đánh dấu dây kéo theo từng tuyến với màu và pha khác nhau.
Bước 5: Kiểm tra lại dây và lắp điện
Kiểm tra lại tính an toàn của hệ thống dây điện, đã thông mạch chưa. Xác định xem có hiện tượng chập điện trong quá trình kéo dây không.
Kiểm tra độ cách điện của các dây dẫn và độ rò rỉ điện.
Phải kiểm tra đảm bảo an toàn và hoạt động tốt mới tiến hành lắp đặt thiết bị.
Tiến hành vận hành thử sau khi lắp xong thiết bị. Đảm bảo cân bằng pha trong hệ thống. Kiểm tra bằng cách dùng amper kẹp xác định dòng từng pha sau đó cân chỉnh.
Bước 6: Lắp đặt tủ điện
Dựa vào sơ đồ và vị trí lắp đặt của các MCB (bộ ngắt mạch thu nhỏ) và kích thước tủ điện.
Theo bản vẽ đã thống nhất với chủ đầu tư để gia công.
Lắp đặt hoàn chỉnh các thiết bị vào tủ điện.
Kiểm tra an toàn thiết bị độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, đảm bảo an toàn điện và thiết bị đóng cắt.
Bước 7: Hoàn thiện, vận hành kiểm tra và nghiệm thu
Đảm bảo tính kỹ thuật và thẩm mỹ cho công trình.
Sử dụng đồng hồ đo điện cách trở để kiểm tra thông mạch các dây dẫn.
Vận hành, vệ sinh hệ thống và tiến hành nghiệm thu.
Các hạng mục thi công hệ thống điện nhẹ cho tòa nhà, khách sạn
Một số hạng mục thi công cần thiết cho một công trình. Vì điện nhẹ là hệ thống đa dạng các thiết bị khác nhau, nên tùy vào mục đích sử dụng để lắp đặt các thiết bị phù hợp.
- Hệ thống an ninh và bảo vệ khẩn cấp: Hệ thống Kiểm soát Truy cập (Tiêu chuẩn hoặc Cao cấp). Ngoài ra, hệ thống mạng hệ thống bảo vệ khẩn cấp khác (ví dụ: khói, phát hiện và báo cháy, v.v.).
- Hệ thống truyền hình: Thực hiện mạng truyền hình với sơ đồ bố trí.
- Mạng Hệ thống Âm thanh Trung tâm (PA-BGM) và Toàn bộ Giải pháp Hội nghị. Kết nối mạng Hệ thống Âm thanh Trung tâm với Giải pháp Phát thanh Công cộng theo yêu cầu của khách hàng và thiết kế tòa nhà.
- Hệ thống giám sát / Thiết kế mạng CCTV: Thiết kế & Đề xuất Giám sát Camera, thiết kế mạng CCTV có định vị.
- Cơ sở hạ tầng CNTT: Lập kế hoạch / Thiết kế & Đề xuất Giải pháp Mạng Không dây.
Trên đây là bài viết về bảng giá và những tiêu chuẩn khi thi công hệ thống điện nhẹ. Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0919 007 133 (Mr Thuận). Hoặc có thể gửi thắc mắc về chúng tôi qua địa chỉ email Smarthome776@gmail.com Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.