So Sánh Các Cách Kéo Dây Trong NHÀ THÔNG MINH

Hotline: 0919 007 133
Email: smarthome776@gmail.com
So Sánh Các Cách Kéo Dây Trong NHÀ THÔNG MINH

Hiện có rất nhiều giao thức kết nối smart home và smartBuilding. Để lựa chọn loại nào cho phù hợp trước khi đầu tư nhà thông minh, bạn nên đọc sơ qua bài viết về các cách kết nối. Anvgroup sẽ tóm tắt sơ bộ để người dùng hiểu khái quát khi lựa chọn đầu tư, và so sách các cách kết nối smarthome .

Cách Kết Nối Smarthome Có Dây/ Cách Kết Nối Smarthome Không dây / và con lai giữa có dây và không dây .

 

I. Kết nối Smart Home có dây

Trước tiên, mình tìm hiểu về cách KẾT NỐI CÓ DÂY và các thương hiệu smarthome thị trường Việt cũng như thế giới. Tham khảo chuẩn nhà thông minh KNX, nhà thông minh Schneider dùng C-bus , RS485 ...  và tùy biến.

- Các thương hiệu đang dùng trong hệ sinh thái KNX hiện rất nhiều bạn tham khảo thêm tại: https://www.knx.org/knx-en/for-professionals/community/partners

- Các đơn vị đang cung cấp như Gamma Việt Nam, smarthome Schneider Electric , EiB, G4 , ABB , Commax smarthome...

Nguyên lý: - Thay đổi toàn bộ hệ thống điện. Cáp Nguồn (màu đỏ) sẽ kéo hết về tủ đặt controller.

                    - Công tắc kéo dây tín hiệu (màu xanh nối tiếp với nhau) đa phần dùng Bus điều khiển.

 

chuẩn kết nối có dây cho nhà thông minh        

                  Chuẩn kết nối có dây cho nhà thông minh                                           

Ưu nhược điểm smarthome có dây dùng Bus : 

- Độ ổn định khá cao , hệ sinh thái thiết bị đã có lâu đời nên khá đa dạng.

- Phù hợp tòa nhà, khu vực rộng lớn .

Ngược lại : Chi phí lắp đặt khá cao vì cần độ chuyên môn kỹ thuật cao mới lập trình được, phí bản quyền lập trình . 

Đặc biệt , chủ nhà hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị lắp đặt, không hài lòng thì cũng phải lệ thuộc vào đơn vị lắp đặt, vì hệ này đa phần độc quyền, và mỗi đơn vị nắm key lập trình , đơn vị khác cũng làm chung hệ khi vào cũng phải làm lại từ đầu. Hoặc đập bỏ.

 

II. Kết nối Smart Home không dây và các thương hiệu Smart Home 

Không dây nghĩa là dùng sóng để truyền tín hiệu. Phân khúc này đang phát triển rất mạng với các thiết bị thông minh IoT . Nhưng bạn nên lưu ý vì kết nối bằng sóng cũng có tiêu chuẩn , bản quyền ... phần này rất quan trọng khi chọn không dây :  Bạn tham khảo thêm tại : https://anvgroup.vn/giao-thuc-ket-noi-nha-thong-minh.

Các chuẩn đang nổi lên hiện tại là :  Z-wave , Zig-bee BLE (Bluetooth Low Energy), RF phổ thông , Wifi smart để hiểu hơn bạn xem tại: https://anvgroup.vn/so-sanh-z-wave-vs-zigbee. Quan trọng là đơn vị sản xuất phải có Bản Quyền  cho sóng họ sản xuất (để MESH được), còn không thì nhiều lúc kém hơn cả đồ China  . 

Các thương hiệu như: Fibaro, samsung smartthing , Acis, Lumi , BKAV smarthome, Điện Quang, FPT , MPE, rạng đông.

Nguyên Lý : Kéo dây như bình thường, thay thế thiết bị điều khiển bằng thiết bị điều khiển có sóng tích hợp . 

Quan trọng nhất trong phân khúc này là Bộ Controller  (bộ trung tâm, hay Hub ...) có lưu toàn bộ cấu hình, hay lưu trên server (để giá thành rẻ) . Lúc nà, nhà bạn như giao hết chìa khóa cho đơn vị cung cấp nếu dùng Hub server. Phần này khá chuyên sâu nên để hiểu bạn liên hệ sẽ tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn.

Các dòng Acis, Lumi, và các thương hiệu mà HUb tầm giá 10 triệu trở lại. Cơ bản vì cấu hình sẽ khó chạy được các Kịch Bản (Scence) điều không thể thiểu khi gọi là nhà thông minh. Không có Kịch Bản, không thể gọi là smarthome, nên gọi là Control (điều khiển ) thôi . 

  Bộ Control được đặt gọn trong đế âm công tắc 

                                            Bộ Control được đặt gọn trong đế âm công tắc

Ưu nhược điểm nhà thông minh không dây:

Nếu bạn dùng thiết bị sóng có Bản quyền, độ ổn định khá cao và tính năng Mesh mới phát huy. Và giá thành khá phù hợp 

Rất dễ dàng mờ rộng, cài đặt ... đa phần thuộc dòng DIY nên chủ nhà chịu học tí và đơn vị cung cấp nhiệt tình hỗ trợ chỉ mất 1-2 hôm là có thể mở cửa hàng bán.

Ngược lại, do đây là giai đoạn đầu nên nhiều thiết bị chưa thật sự ổn định về lâu dài . vậy nên có thêm bạn lai giữ hai dòng .Còn các thương hiệu không dùng bản quyền thì giá khá rẻ, và tiền nào của đó mà. với Z-wave, bạn tra các nhà sản xuất của họ tại đây :https://z-wavealliance.org/z-wave_alliance_member_companies và đây là các member của Zig-bee : https://csa-iot.org/members/participants

 

III. Kết nối smart home IoT con lai của có dây và không dây - Hệ Open Source .

Với chuẩn này, để dễ hình dung, nó là giải pháp giống công tắc đảo cầu thang - 1 đầu là Controller, 1 đầu công tắc bình đảo bình thường và controller được chia nhỏ làm nhiều bộ để đặt trong từng phòng. Với giải pháp này khi controller hư hỏng thì bạn vẫn bấm tay như bình thường. Kiểu này rất được nhiều gia chủ thích điện thông minh nhưng không quá nhiều ảnh hưởng công nghệ. Và giao điện điều khiển controller bạn có thể chọn của Samsung, Fibaro hoặc có sẵn nếu hỗ trợ API. Đây là giải pháp nhiều đơn vị làm smarthome chọn để cung cấp cho khách hàng của mình . 

Với controller mới, gia chủ dễ dàng thay đổi mật khẩu, tạo mới các kịch bản đơn giản .... 

  Sơ đồ nguyên lý lắp đặt kết nối smart home 

Sơ đồ nguyên lý lắp đặt 

 

Giải pháp này được Cytech ( 1 partner lớn của Schneider electric phát triển từ lâu ) và thay đổi phù hợp với công nghệ IoT hiện nay . và được ANVGROUP cũng như nhiều Đại lý làm smarthome mong muốn ổn định và ít bảo trì.

Nhược điểm: phải dùng công tắc đảo 2 cực thay thế cho công tắc 1 cực. 

Trên đây là bài viết của Anvgroup về kết nối Smart Home. Bài viết chi tiết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về hệ thống nhà thông minh và cách thức kết nối. Nếu có bất cứ gì thắc mắc hãy liên hệ với Anvgroup để được tư vấn cụ thể nhất.

Chia sẻ:
Bài viết khác
Zalo
Hotline