Xu hướng lựa chọn các thiết bị thông minh để hoàn thiện ngôi nhà của mình đang phát triển mạnh trên thế giới. Smarthome trở thành lĩnh vực mà các ông lớn về công nghệ đều theo đuổi. Đặc biệt nổi bật trong số đó là Samsung SmartThings. Vậy hãy xem một số đánh giá về Samsung SmartThings là gì để xem nó mang lại những tiện nghi và lợi ích hiện đại gì cho người dùng
1. Samsung SmartThings là gì?
Ứng dụng Samsung Smartthings trên các thiết bị
SmartThings là công ty công nghệ được tiếp quản bởi Samsung năm 2014 và đổi tên thành Samsung SmartThings. Trong đó Samsung SmartThings là một hệ sinh thái các thiết bị nhà thông minh từ Samsung. Nền tảng của hệ sinh thái được truy cập thông qua một ứng dụng duy nhất là Samsung SmartThings.
Một trong những vấn đề đau đầu nhất khi xây một ngôi nhà thông minh là bạn thường lựa chọn thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Rõ ràng, điều này có nghĩa là phải cài đặt nhiều ứng dụng, cùng với số lượng kha khá cổng kết nối, trung tâm nhà thông minh Samsung SmartThings Hub đến bộ định tuyến của bạn. Samsung SmartThings sẽ giải quyết vấn đề này, với thiết kế để cải tiến mọi thứ, cung cấp một cổng kết nối và một ứng dụng duy nhất. Thông qua đó bạn có thể kiểm soát tất cả trong ngôi nhà của mình. Với cổng kết nối thế hệ thứ 2, hỗ trợ đa dạng các loại thiết bị hơn. SmartThings tích hợp với sản phẩm của bên thứ 3 tốt hơn, chẳng hạn như Amazon Alexa, SmartThings đã được cải thiện rất đáng kể. Khi lần đầu tiên ra mắt, SmartThings đang dần trở thành một phần quan trọng trong ngôi nhà thông minh .
Ưu điểm
- Ứng dụng đơn giản, dễ sử dụng.
- Cực kì linh hoạt.
- Cộng đồng các nhà phát triển đông đảo.
Nhược điểm
- Không có cách đơn giản nào để vô hiệu hóa báo động mà không có ứng dụng hay cảm biến hiện diện
- Tích hợp sản phẩm của bên thứ ba có thể rất khó khăn
Các tính năng chính
- Hỗ trợ Zigbee và Z-Wave
- Tương thích với IFTTT
- Tương thích với Amazon Echo (Alexa)
- Điện đầu vào, Cảm biến đa nhiệm, Cảm biến chuyển động và Cảm biến hiện diện khả dụng
- Pin dự phòng
- Ứng dụng cho Android và iOS
2.Thiết kế Samsung Smartthings là gì?
Các thiết bị Samsung Smartthings
Cốt lõi của SmartThings là cổng Hub phiên bản 2, một chiếc hộp trắng gọn nhẹ, đơn giản có kích thướngc 65 x63 x 59mm. Nó sử dụng nguồn điện sinh hoạt, tuy nhiên vẫn có bốn pin AA (được cung cấp) để dự phòng. Trong trường hợp gặp sự cố điện, hệ thống của bạn vẫn có thể duy trì một số bộ phận tự động hóa quan trọng, chẳng hạn giám sát an ninh.
Bạn có thể mua riêng cổng Hub, hoặc trong một bộ thiết bị giúp bạn thiết lập các thiết bị chạy pin Zigbee. Đầu ra – Outlet ổ cắm có thể điều khiển được. Cảm biến đa nhiệm – Multi Sensor (ba trong một: cảm biến cửa chính/cửa sổ, cảm biến nhiệt và cảm biến rung chấn). Cảm biến chuyển động và Cảm biến hiện diện (phát hiện ra bạn có ở nhà hay không).
>>> Xem thêm: Đánh giá bộ điều khiển Samsung smartThings Home Monitoring
3. Samsung SmartThings – Điều khiển bằng tay hoặc tự động
Bảng điều khiển trên Samsung Smartthings
Mọi thứ trong SmartThings đều được kiểm soát thông qua một ứng dụng chạy trên cả iOS và Android. Về cơ bản nhất, bạn đơn giản chỉ cần lắp đặt các thiết bị của mình theo từng phòng và kiểm soát chúng một cách thủ công. Ví dụ, bạn có thể đặt độ sáng và màu sắc của đèn, bật hoặc tắt một bóng đèn. Giao diện các ứng dụng thể hiện sự đơn giản của SmartThings khiến nó nổi bật so với ứng dụng của nhiều nhà sản xuất khác.
Mọi thứ vẫn rất thông minh, nhưng SmartThings đem lại nhiều hơn thế. hệ thống linh hoạt hơn và có thể giúp bạn tự động hóa hoàn toàn ngôi nhà của mình. SmartThings thật sự thể hiện hết khả năng của mình, là khi đi cùng với Smart Home Monitor, Routines, Modes và SmartApps. Đây là những khối kiến trúc khiến cho những thiết bị thông minh của bạn hoạt động trong những điều kiện vận hành cực kỳ mạnh mẽ.
4.SamSung SmartThings – các thiết bị được hỗ trợ
Các thiết bị trong hệ thống nhà thông minh Samsung Smartthings
Sức mạnh của SmartThings nằm ở việc nó có thể kết nối nhiều thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau. Có một danh sách chính thức các thiết bị cho phép hỗ trợ, được đảm bảo sẽ hoạt động ổn định. Mặc dù cổng Hub vẫn sẽ kết nối được với hầu hết các thiết bị Z-Wave và Zigbee khác.
Một lợi ích bổ sung của các giao thức này là kết nối hai chiều, cung cấp cho bạn thông tin về trạng thái của căn nhà. Ví dụ, nếu bạn cài đặt báo động an ninh, một cảm biến cửa sổ có thể cảnh báo bạn nếu nó được mở. Cổng Hub mới này cũng có hai cổng USB và Bluetooth Low Energy (Bluetooth thế hệ 4.0) tích hợp, dành cho các thiết bị hỗ trợ trong tương lai. Bluetooth một khi được kích hoạt sẽ tăng số lượng các tùy chọn kiểm soát.
Ngoài ra, còn có những tích hợp khác từ bên thứ ba, cho phép bạn kiểm soát một số sản phảm trực tiếp từ cổng Hub. Ví dụ, bóng đèn huỳnh quang Philips có thể được điều khiển bởi SmartThings, tuy nhiên bạn vẫn cần một cổng Hub đèn huỳnh quang (Hue).
Hiện tại, Samsung đang cung cấp lưu trữ dữ liệu trưc tuyến miễn phí. Trong khi phần camera an ninh của SmartThings đang trong giai đoạn thử nghiệm (beta), nhưng sẽ sớm trở thành một lựa chọn có trả phí.
SmartThings có một giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface – API) mạnh mẽ. Nó cho phép nhà phát triển viết các trình xử lí thiết bị của họ trực tiếp trên cổng Hub. Bất kì ứng dụng tích hợp nào đang chạy trên Hub đều cung cấp phản hồi gần như tức thời.
5. Samsung SmartThings – Modes
Điều khiển thiết bị trên ứng dụng Samsung Smartthings
Trước tiên, bạn có các chế độ vận hành (Modes). Chúng được sử dụng bởi các chương trình con (Routines), bộ giám sát nhà thông minh (Smart Home Monitor) và ứng dụng thông minh (SmartApps). Ví dụ, trong chế độ Away mode, cảm biến chuyển động có thể đảm bảo an ninh. Trong khi ở chế độ Home mode, bạn lại muốn sử dụng cảm biến chuyển động để kích hoạt đèn. Điều này thật sự vô cùng hiệu quả, khi tất cả các cảm biến đều đảm nhiệm đa mục đích.
SmartThings có sẵn ba chế độ vận hành: Away, Home và Night. Bạn cũng có thể thêm vào chế độ của riêng mình, mặc dù không thông thể qua ứng dụng mà phải sử dụng giao diện web cơ bản. Đây là một chút bực mình, khi mà một tính năng cơ bản như vậy lại không có sẵn trong ứng dụng.
6. Samsung SmartThings – Routines
Màn hình cài đặt các chế độ Routines
Thay đổi Mode được xử lí bởi Routines, là các chương trình con có thể được kích hoạt bằng tay hoặc tự động. Ví dụ, SmartThings có thể sử dụng cảm biến hiện diện và điện thoại di động để phát hiện không còn ai ở nhà, và tự động chuyển sang chế độ Away.
Ngoài ra, bạn có thể đặt hẹn giờ, chẳng hạn chuyển sang chế độ Night mode vào 11h tối mỗi ngày. Trường hợp ngoại lệ, Night mode sẽ không bật nếu chế độ hiện tại là Away, hoặc an ninh căn nhà bị đe dọa do cảm biến chuyển động bị ngắt.
Rountine có thể kích hoạt các hoạt động tự động, thêm vào (hoặc thay vì) thay đổi Mode. Ví dụ như khi bạn ra ngoài, SmartThings sẽ tắt tất cả đèn và dừng mọi dàn âm thanh Sonos. Bạn cũng có thể cài đặt cấu hình Routine để liên kết các thiết bị thông minh với nhau. Chẳng hạn sử dụng một bộ cảm biến chuyển động để bật đèn. Một cách khéo léo, Routine có thể được giới hạn để chỉ làm việc ở một chế độ nhất định, vào một thời điểm nhất định trong ngày.
Thông qua bài viết về "Samsung SmartThings là gì?" hay SmartThings Samsung là gì?" chắc hẳn bạn cũng đã có một góc nhìn tổng quan nhất và các thiết bị nhà thông minh từ Samsung. Nếu bạn yêu thích thương hiệu này, hãy liên hệ ngay với Anvgroup để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn một giải pháp toàn diện nhất.